04:10, 22/10/2024

Bẫy năng lực trung bình là gì? Cách phòng tránh vỡ mộng về năng lực

Lý do khiến con đường sự nghiệp tưởng chừng rộng mở bỗng một ngày trở thành ngõ cụt. Và đâu sẽ là giải pháp?
share facebook

Bẫy năng lực trung bình là gì?

Trước tiên hãy tìm hiểu về thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” (middle-income trap). Cụm từ này dùng để chỉ các quốc gia sau khi đạt tới một mức độ thu nhập nào đó (theo Ngân Hàng Thế Giới thì là $1,000 - $12,000) thì đi ngang, thậm chí bị tuột lại. Bởi các lợi thế cạnh tranh trước đây (nhân sự rẻ, tài nguyên sẵn có, vị thế địa lý, v.v...) khi bước ra sân chơi lớn đã không còn đủ để “đấu” lại các đối thủ mạnh hơn ngoài kia.

Trong công việc cũng có một loại bẫy tương tự mà mình gọi là bẫy năng lực trung bình. Một số các bạn trẻ sau khi đi làm được một thời gian (3-5 năm), nhờ có năng lực chuyên môn tương đối tốt sẽ lên được vị trí cao hơn thường là quản lý một team nhỏ hoặc vừa.

alt
Nguồn: Pexels

Đây là thời điểm bạn có khả năng cao vướng vào trong cái bẫy năng lực trung bình của chính mình. Cụ thể, lúc này nhiều bạn sẽ gặp phải các khó khăn sau trong vai trò mới:

  • Không đạt được mục tiêu đặt ra cho cá nhân và đội ngũ.
  • Nhân sự bên dưới không nghe lời, không nể phục.
  • Không có sự ủng hộ hoặc bị cô lập bởi các bộ phận/ phòng ban khác.
  • Sự hài lòng của cấp trên với kết quả công việc bị giảm sút

Và cách phản ứng của các bạn khi gặp tình trạng này thường là:

  • Chuyển việc mới, ‘reset game’, thử lại nhưng vẫn gặp tình trạng tương tự.
  • Đổ lỗi cho công việc, cho sếp cũ, cho đồng nghiệp cũ.
  • Tự trách bản thân, tự ti, thất vọng.
  • Mất năng lượng, mất động lực và mất niềm tin.

Nguyên nhân nào khiến bạn mắc “bẫy năng lực trung bình”?

Với mình, nguyên nhân chủ yếu khiến bạn rơi vào bẫy năng lực trung bình đến từ việc lầm tưởng về năng lực thật sự của bản thân. Sẽ có nhiều yếu tố dẫn đến việc này:

  • Thành tựu của bạn chưa chắc đã là thành công của công ty: Chẳng hạn bạn chạy quảng cáo được vài chục ngàn leads một tháng nhưng công ty vẫn thua lỗ (mà bạn còn không biết) thì bạn không thể nào quá tự tin được.
  • Thành tựu của bạn chỉ tốt hơn đồng nghiệp cũ: Khi chỗ làm cũ của bạn mặt bằng năng lực chung khá thấp, chuyên môn chỉ nằm ở mức bình thường cũng đã nổi bật hơn rất nhiều người.
  • Thành tựu của bạn là nhờ đồng đội xuất sắc: Trái với trường hợp trên, khi ở với một nhóm toàn người xuất sắc, dự án lúc nào cũng hoàn thành tốt, được sếp tạo điều kiện thuận lợi… Khiến cho bạn dễ có suy nghĩ là mình cũng xuất sắc trong khi thực tế không phải vậy.
  • Thành tựu của bạn rất đặc thù: Khi năng lực của bạn là loại năng lực chỉ-dùng-một-lần, tức là chỉ tạo được thành tựu ở chính xác công ty đó, lĩnh vực đó, nhưng đem sang chỗ làm khác thì không còn hữu ích nữa. Giá trị chuyên môn của bạn ở công ty mới lập tức lao dốc.

Tuy nhiên ngay cả khi chuyên môn của bạn thật sự tốt đi chăng nữa thì nó cũng mới chỉ là một khía cạnh nhỏ trong năng lực tổng thể. Càng lên cao bạn càng cần thêm nhiều kỹ năng, chỉ có chuyên môn tốt là vẫn chưa đủ tốt.

Trước đây thấy mình làm việc được hiệu quả là do có sếp đứng ra gánh vác thay áp lực từ trên nên bạn có thể lo tập trung chuyên môn. Giờ muốn vượt mức trung bình tiến lên làm sếp là vừa gánh chuyên môn, vừa lo cho đội nhóm, vừa chịu áp lực từ cấp trên. Xử lý ổn thỏa cả ba chuyện đó mới có thể được công nhận là giỏi.

alt
Nguồn: Pexels

Hiện tại bạn có đang gặp phải tình trạng tự mình làm việc thì ổn nhưng giao việc cho người khác thì không đâu vào với đâu. Bạn tự động cho rằng nhân sự phải tự có năng lực giải quyết, tự hiểu vấn đề, thành ra cấp dưới cứ bơ vơ, không biết cần phải làm gì. Kết quả là bạn lại phải tự mình xắn tay vào làm. Nếu vậy thì bạn vẫn còn kẹt lại trong bẫy năng lực trung bình.

Ngừng vùng vẫy, vượt bẫy thành công

Bạn cần hiểu được gốc rễ của vấn đề là do các năng lực cạnh tranh sẵn có trước đây của bạn đặt trong bối cảnh mới đã không còn tính cạnh tranh cao. Tức là muốn thoát khỏi bẫy năng lực trung bình bạn cần phát triển tư duy mới, năng lực cạnh tranh mới thay vì cứ cố gắng bấu víu lấy tư duy được gây dựng trong nhiều năm giờ đã cũ kỹ.

Trước hết, tự tin phải đi kèm với năng lực tự vấn. Không tự kiêu mình giỏi, không tự nhục than thở mình dốt. Biết mình giỏi ở đâu để phát huy và biết mình yếu chỗ nào để đi học.

Đồng thời tự tạo thêm các cơ hội để cải thiện năng lực của mình bằng nhiều cách: chia sẻ (blog, podcast, tiktok), mở rộng kết nối với mọi người không chỉ trong ngành mà cả khác ngành khác lĩnh vực, làm mentee của người giỏi hoặc làm mentor cho người trẻ hơn cả hai đều có những bài học quý giá không kém cạnh gì.

Có thêm rồi thì cần cả bớt. Bớt lên mạng than, nói bóng nói gió về công việc. Cả đồng nghiệp cũ lẫn đồng nghiệp mới nhìn thấy đều có thể lầm tưởng bạn đang nói về họ. Thay vào đó hãy học cách làm việc và giao tiếp rõ ràng với mọi người. Bớt tìm kiếm những thú vui nhất thời để trốn chạy mà hãy lo tập trung giải quyết các vấn đề nội tại, nâng cao năng lực vì chỉ giải quyết xong thì tâm mới an để vui chơi tới bến được.

 

Bẫy năng lực trung bình như một giai đoạn quá độ ai cũng sẽ đi qua. Hoặc là bạn vượt qua được để thấy con đường đi lên tiếp hoặc là vướng mắc hoài trong đó đều do bạn chọn lựa. Hành trình vượt bẫy chắc chắn sẽ không dễ dàng, bạn sẽ phải vừa vật vã, vừa tiếp tục sống và cố làm việc. Gian truân, vất vả đổi lại mới mở được đường đẹp để đi.

Đọc bài viết gốc tại: https://vietcetera.com/vn/bay-nang-luc-trung-binh-la-gi-cach-phong-tranh-vo-mong-ve-nang-luc

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Talents

Đã đóng góp: 54 bài viết

Bài viết liên quan

Business Analyst trong lĩnh vực Fintech

Business Analyst trong lĩnh vực Fintech

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ tài chính (fintech) trong vài năm gần đây, vị trí Business Analyst (BA) đang trở thành một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong các công ty fintech, nơi mà việc kết hợp giữa tài chính và công nghệ đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt và sáng tạo, một Business Analyst không chỉ hỗ trợ tối ưu hóa quy trình mà còn giúp công ty nắm bắt cơ hội và tạo ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu thị trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của một Business Analyst trong công ty fintech, những kỹ năng cần có, cơ hội nghề nghiệp, và những yếu tố để thành công trong vai trò này.

Phân biệt Data Scientist và Data Engineer

Phân biệt Data Scientist và Data Engineer

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu đã trở thành một tài sản quý báu đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Vai trò của những người làm việc với dữ liệu, cụ thể là Data Scientist và Data Engineer, ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, vì đều có liên quan mật thiết đến dữ liệu, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Data Scientist và Data Engineer. Dưới đây là phân tích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai vai trò này.

UX Research - Tầm quan trọng của UX Research đối với các công ty chứng khoán

UX Research - Tầm quan trọng của UX Research đối với các công ty chứng khoán

Với sự phát triển của Fintech hiện nay, trải nghiệm người dùng (UX) đang trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các nền tảng đầu tư trực tuyến. Người dùng không chỉ mong đợi các dịch vụ tài chính chất lượng mà còn muốn những trải nghiệm mượt mà, trực quan và dễ dàng sử dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX Research) đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hành vi và nhu cầu của nhà đầu tư, từ đó giúp các công ty chứng khoán phát triển các sản phẩm phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ công việc của UX Research và vai trò đối với công ty chứng khoán

entradex-dien-thoai
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜITiết kiệm phí giao dịch
150K/100 triệu