06:10, 16/10/2024

Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ – Khác biệt và mục tiêu chung

Kiểm toán và kiểm soát nội bộ là hai khía cạnh quan trọng trong quá trình quản lý tài chính và tài sản của một doanh nghiệp. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính nhưng có nhiệm vụ và phương pháp làm việc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về sự khác biệt giữa kiểm toán và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn sâu hơn về vai trò và mục tiêu của mỗi loại hoạt động này, cũng như tầm quan trọng của việc kết hợp cả hai để bảo vệ tài sản và tạo sự tin tưởng trong thị trường kinh doanh.
share facebook

1. Khái niệm Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ

1.1. Kiểm soát nội bộ

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2020/TT-NHNN, hoạt động kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau:

Hoạt động kiểm soát nội bộ là việc giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân, người làm công tác kiểm soát nội bộ và/hoặc những người có thẩm quyền đối với các phòng, ban, bộ phận, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện các bất cập, thiếu sót, vi phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn lực và hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

1.2. Kiểm toán nội bộ

Điều 62 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về kiểm toán nội bộ như sau:

“1. Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3 Thông tư 06/2020/TT-NHNN còn quy định về hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:

“3. Hoạt động kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính, thông tin quản lý và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm hoặc đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp đơn vị hoạt động an toàn, đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra.”

Theo quy định trên, hoạt động kiểm toán nội bộ có thể hiểu là hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát quy trình hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, được thực hiện bởi Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước, nhằm hoàn thiện, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của hệ thống.

2. Mối quan hệ giữa Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ

Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ là hai khía cạnh quan trọng trong quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chúng đều nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định, cải thiện hiệu suất và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình vận hành doanh nghiệp. 

Ảnh Web

3. So sánh giữa kiểm toán và kiểm soát nội bộ

3.1. Giống nhau

  • Thứ nhất, cả kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều tập trung vào quản lý rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp.
  • Thứ hai, kiểm toán và kiểm soát nội bộ đều là các phương thức kiểm soát các hoạt động trong tổ chức kinh doanh.

3.2. Khác nhau

  • Thứ nhất, kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý dùng để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và nó thường do ban giám đốc thực hiện. Trong khi đó, kiểm toán nội bộ là một công cụ dùng để kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện kiểm soát nội bộ theo đúng quy định hay không, và nó thường được thực hiện bởi hội đồng quản trị hoặc bởi ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị.
  • Thứ hai, kiểm soát nội bộ đề cập đến cả hệ thống quản lý tổng thể, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ như một phần quan trọng của quá trình.
  • Thứ ba, công cụ của hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định và quy chế mà doanh nghiệp đề ra để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội.
  • Thứ tư, kiểm toán nội bộ có thể bao gồm các loại kiểm toán khác nhau như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Loại kiểm toán cụ thể phụ thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp và quy định nhiệm vụ cụ thể của kiểm toán nội bộ.

4. Tầm quan trọng của kiểm toán và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Trong bộ máy kinh doanh của một doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Qua việc kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp có cơ hội tự đánh giá và xác định hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ đang được áp dụng. Thông qua việc này, doanh nghiệp có thể xác định và cảnh báo về những rủi ro trọng yếu, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch hành động cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. 

Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu quan trọng cho quá trình phân tích và quản lý doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục, nơi kiểm toán nội bộ có thể giúp doanh nghiệp ứng phó với các rủi ro và tận dụng cơ hội để tối ưu hóa kết quả.

Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp được đánh giá như một khâu trọng yếu, là nền tảng và kết cấu quan trọng trong quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và đáng tin cậy mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các đơn vị trong doanh nghiệp:

  • Thứ nhất, hạn chế và ngăn ngừa các rủi ro và thiệt hại không đáng có, giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru, minh bạch trong quá trình quản lý và điều hành.
  • Thứ hai, đảm bảo tính liên tục, chính xác, và hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán, và thống kê, đồng thời đối với các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất và kinh doanh.
  • Thứ ba, ngăn ngừa gian lận, tham nhũng, và việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để lợi ích cá nhân.
  • Thứ tư, tạo điều kiện cho các nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ các quyết định và quy định được đưa ra bởi ban quản trị và ban quản lý.

Chương trình CMA Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Khóa học cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ, tối ưu hóa quản lý tài chính và thực hiện kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính trong tổ chức. Ngoài ra, CMA còn giúp tạo giá trị cho tổ chức bằng cách nâng cao hiệu suất tài chính và khả năng quản lý rủi ro.

Kết luận

Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc duy trì cả hai hình thức kiểm toán và kiểm soát nội bộ vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo tính độc lập và tránh sự chồng chéo trong hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả hai loại hình này. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế tổng thể.

Nguồn sapp.edu.vn 

Tham khảo job Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ tại Công ty Công nghệ Tài chính số 1 Việt Nam - DNSE tại đây!

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Talents

Đã đóng góp: 74 bài viết

Bài viết liên quan

Top 6 công cụ quản lý công việc hữu ích nhất hiện nay

Top 6 công cụ quản lý công việc hữu ích nhất hiện nay

Công việc ngày càng nhiều, nhưng thời gian thì vẫn chỉ có 24 giờ. Để làm việc thông minh hơn, bạn cần những công cụ hỗ trợ lên kế hoạch, theo dõi tiến độ và phối hợp nhóm hiệu quả. Dưới đây là 6 công cụ quản lý công việc nổi bật, phù hợp cho cả cá nhân lẫn đội nhóm – bạn đã dùng công cụ nào chưa?

Các công cụ AI hữu ích dành cho khối công nghệ

Các công cụ AI hữu ích dành cho khối công nghệ

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành động lực trung tâm cho chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, việc ứng dụng các công cụ AI vào quy trình phát triển sản phẩm và vận hành kỹ thuật ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, việc lựa chọn và khai thác hiệu quả các nền tảng AI phù hợp không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc, mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí và nâng tầm năng lực đội ngũ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết một số công cụ AI tiêu biểu, đang được cộng đồng kỹ sư, nhà phát triển và quản lý công nghệ đánh giá cao về tính ứng dụng và hiệu quả thực tiễn.

Những điều cần trang bị trước ngày onboard

Những điều cần trang bị trước ngày onboard

Ngày đầu tiên làm việc tại một môi trường mới luôn là một dấu mốc đáng nhớ trong hành trình sự nghiệp của mỗi cá nhân. Đây không chỉ là thời điểm bạn chính thức trở thành một phần của tổ chức, mà còn là cơ hội để khẳng định thái độ chuyên nghiệp, tinh thần cầu thị và sự chủ động hội nhập. Việc chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm thế, hồ sơ cá nhân, kiến thức liên quan đến tổ chức, cũng như một số kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ góp phần tạo nên một khởi đầu thuận lợi và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần chuẩn bị trước khi tham gia ngày onboard tại doanh nghiệp.

entradex-dien-thoai
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜITiết kiệm phí giao dịch
150K/100 triệu