08:10, 28/10/2024

Phân biệt Data Scientist và Data Engineer

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu đã trở thành một tài sản quý báu đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Vai trò của những người làm việc với dữ liệu, cụ thể là Data Scientist và Data Engineer, ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, vì đều có liên quan mật thiết đến dữ liệu, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Data Scientist và Data Engineer. Dưới đây là phân tích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai vai trò này.
share facebook

1. Tổng quan về vai trò 

Data Scientist - Nhà khoa học dữ kiệu  

Data Scientist là người phân tích và mô hình hóa dữ liệu để tìm ra các mẫu, xu hướng và tìm ra insight giá trị. Công việc của họ tập trung vào việc tạo ra các mô hình dự đoán dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật phân tích nâng cao như học máy (Machine Learning), học sâu (Deep Learning), và phân tích thống kê. 

Ảnh Web

Data Engineer - Kỹ sư dữ liệu 

Data Engineer hay kỹ sư chuyên về dữ liệu thường làm các công việc như phân tích nguồn dữ liệu, tích hợp thông tin giữa các hệ thống nhất với nhau, chuyển đổi và đồng bộ các dữ liệu trên nhiều hệ thống riêng biệt. Các nguồn dữ liệu ở đây được biết đến như các phần mềm website trong hoạt động các lĩnh vực bán hàng, nhân sự, tài chính, kế toán,.... 

Data Engineer là người đề xuất các phương án và phụ trách việc cải thiện chất lượng các nguồn dữ liệu. 

Tìm hiểu chi tiết về Data Engineer tại đây. 

Ảnh Web (1)

2. Vai trò và trách nhiệm 

Data Scientist 

  • Phân tích dữ liệu: Data Scientist thực hiện phân tích chuyên sâu dữ liệu để tìm ra các mẫu hoặc sự tương quan giữa các yếu tố, từ đó giúp dự đoán xu hướng trong tương lai. 
  • Mô hình hóa và dự đoán: Họ xây dựng các mô hình Machine Learning để dự đoán các xu hướng, hành vi của người dùng, hoặc các tình huống tiềm ẩn. 
  • Hiểu biết về kinh doanh: Bên cạnh kỹ năng phân tích, Data Scientist cũng cần hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang làm việc để đưa ra các đề xuất phù hợp và có giá trị cho doanh nghiệp. 

Data Engineer 

  • Phân tích, tổng hợp, lưu trữ dữ liệu: Data Engineer kết hợp cùng DBA tạo ra các vùng lưu trữ dữ liệu từ các nguồn hệ thống thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Nhiệm vụ của kỹ sư dữ liệu là đưa các dữ liệu vào Database và File Sever bằng cách (FTP, drag and drop…) và lưu trữ bằng (.csv, xlsx, .dat, database). 
  • Chuẩn hóa và chuyển đổi logic, tập trung nguồn dữ liệu: Các dữ liệu được Data Engineer lưu chuyển đến các nguồn lữu trữ khác nhau nhằm mục đích so sánh, thêm dữ liệu và dự phòng các dữ liệu cho nhiều trường hợp khác nhau. Kỹ sư dữ liệu tập trung nguồn dữ liệu đưa các thông tin về một nguồn lưu trữ chung với các mô hình chuyên biệt, dành cho việc khôi phục phân tích các dữ liệu cần thiết trong các tình huống dự phòng. 
  • Phân tích và trích xuất dữ liệu: Data Engineer sẽ kết hợp cùng với DBA (Database Administration) để tạo các vùng lưu trữ dữ liệu, đồng thời đảm bảo các yếu tố về bảo mật riêng tư, tính hiệu quả. Bên cạnh đó sẽ theo dõi và kiểm tra các nguồn dữ liệu được đưa từ các Database. 

3. Công cụ và kỹ thuật 

Data Scientist 

Các công cụ và ngôn ngữ lập trình phổ biến: 

  • Python, R: Data Scientist thường sử dụng Python và R cho việc phân tích dữ liệu và xây dựng mô hình. 
  • Machine Learning libraries: Các thư viện như TensorFlow, Keras, Scikit-Learn là công cụ quan trọng giúp họ xây dựng và triển khai các mô hình Machine Learning. 
  • SQL: Đây là công cụ cần thiết cho việc truy xuất dữ liệu từ các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS). 

Data Engineer 

Các công cụ và nền tảng phổ biến: 

  • Apache Spark, Hadoop: Các nền tảng giúp họ xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn. 
  • SQL, NoSQL databases: Data Engineer làm việc với cả các cơ sở dữ liệu SQL (MySQL, PostgreSQL) và NoSQL (MongoDB, Cassandra) để lưu trữ dữ liệu. 
  • Các công cụ ETL: Các công cụ như Apache Nifi, Airflow giúp Data Engineer quản lý và tự động hóa quá trình luân chuyển dữ liệu trong hệ thống.

4. Kỹ Năng Cần Thiết

Data Scientist 

  • Kỹ năng phân tích: Để phân tích và đưa ra các thông tin có giá trị, Data Scientist cần có khả năng phân tích dữ liệu rất tốt, bao gồm các kỹ năng thống kê và xác suất. 
  • Kỹ năng lập trình: Các ngôn ngữ như Python và R không chỉ dùng để phân tích mà còn cho việc xây dựng và tối ưu hóa các mô hình. 
  • Hiểu biết về Machine Learning: Để tạo ra các mô hình dự đoán, Data Scientist phải nắm vững các thuật toán học máy và kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến. 

Data Engineer 

  • Kiến thức về hệ thống dữ liệu lớn: Data Engineer cần hiểu rõ về hệ thống dữ liệu lớn, các kỹ thuật xử lý dữ liệu phân tán và cơ sở dữ liệu để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. 
  • Kỹ năng lập trình: Python, Java, Scala là những ngôn ngữ lập trình quan trọng giúp họ thao tác với dữ liệu và xây dựng pipeline. 
  • Kiến thức về quản lý cơ sở dữ liệu: Kỹ năng SQL và NoSQL là cần thiết để thiết kế, truy xuất và tối ưu hóa dữ liệu trong các hệ thống lưu trữ.

5. Định Hướng Nghề Nghiệp

Data Scientist 

Data Scientist thường phát triển theo hướng chuyên môn hóa trong lĩnh vực phân tích dữ liệu nâng cao, có thể trở thành chuyên gia Machine Learning hoặc chuyên viên phân tích dữ liệu cấp cao. Những ai yêu thích công việc dự đoán, mô hình hóa và phân tích sẽ thấy vị trí này phù hợp. 

Data Engineer 

Data Engineer có thể phát triển sự nghiệp bằng cách trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn, tiến tới các vị trí như Kỹ sư Trưởng (Lead Engineer) hoặc Nhà kiến trúc dữ liệu (Data Architect). Công việc này phù hợp với những ai yêu thích xây dựng hệ thống dữ liệu và tối ưu hóa quy trình xử lý dữ liệu. 

Kết luận

Data Scientist và Data Engineer là hai vai trò tuy khác nhau nhưng bổ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái dữ liệu. Data Scientist phụ trách khai thác và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược, trong khi Data Engineer chịu trách nhiệm về hạ tầng và xử lý dữ liệu. Với sự phát triển không ngừng của dữ liệu, cả hai vị trí này đều có vai trò quan trọng và triển vọng cao trong các doanh nghiệp hiện đại.

Để có thể xây dựng và phát triển sản phẩm đáp ứng mong muốn, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho nhà đầu tư, DNSE chiêu mộ những bạn trẻ mang DNA “Tiên phong - Trẻ trung - Nổi bật” cùng đồng hành với các vị trí từ Non-tech đến Tech. Truy cập tại đây để ứng tuyển  vị trí Data Scientist.  

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Talents

Đã đóng góp: 58 bài viết

Bài viết liên quan

Từ A->Z công việc của một chuyên viên Nghiên cứu và tư vấn đầu tư

Từ A->Z công việc của một chuyên viên Nghiên cứu và tư vấn đầu tư

Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư tài chính sáng suốt và hiệu quả. Đây là một nghề đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thị trường tài chính, kỹ năng phân tích dữ liệu vượt trội và khả năng giao tiếp để trình bày các đề xuất đầu tư một cách thuyết phục. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ công việc của một Chuyên viên nghiên cứu và tư vấn đầu tư.

Quản trị rủi ro trong ngành chứng khoán

Quản trị rủi ro trong ngành chứng khoán

Quản trị rủi ro trong ngành chứng khoán là một nghề đầy thử thách, đòi hỏi sự nhạy bén, kiến thức sâu rộng và kỹ năng phân tích vượt trội. Đây là lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định tài chính cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư và cả thị trường tài chính nói chung. Hãy cùng DNSE tìm hiểu chi tiết về nghề quản trị rủi ro qua bài viết dưới đây.

Cơ hội phát triển của Senior Frontend Developer trong lĩnh vực fintech

Cơ hội phát triển của Senior Frontend Developer trong lĩnh vực fintech

Trong bối cảnh ngành công nghệ tài chính (Fintech) đang bùng nổ, vai trò của Senior Frontend Developer ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng giao diện người dùng, các Senior Frontend Developer trong Fintech còn phải đối mặt với những yêu cầu khắt khe về bảo mật, hiệu suất và độ chính xác. Điều này mang đến không ít thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vị trí này và lý do vì sao Fintech lại là "miền đất hứa" cho những chuyên gia Frontend.

entradex-dien-thoai
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜITiết kiệm phí giao dịch
150K/100 triệu