07:05, 03/05/2024

UX và UI: Đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ thiết kế này?

UI/UX là hai khái niệm thiết kế thường đi kèm với nhau, vì vậy người mới bắt đầu thường nhầm lẫn rằng đây là một dạng thiết kế chung. Tuy nhiên, UI và UX có sự khác nhau về ý nghĩa mà không phải ai cũng có thể phân biệt được. Nếu bạn có chung thắc mắc, hãy tìm hiểu ngay sự khác nhau giữa UI và UX trong bài viết dưới đây nhé!
share facebook

Khái niệm của UI/UX

Thuật ngữ UX (User Experience) dịch ra là Trải nghiệm người dùng, trong khi UI (User Interface) có nghĩa Giao diện người dùng. Hai thuật ngữ đều đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ gần gũi với nhau. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại sự khác biệt về nguyên lý thiết kế và phương thước hoạt động.

UX (User Experience) là gì?

thiết kế UX/UI 1

Như đã nói ở trên UX có nghĩa là Trải nghiệm người dùng, nói cách khác, UX tượng trưng cho toàn bộ quá trình trải nghiệm của người dùng với sản phẩm của bạn từ A tới Z. 

Mục đích lớn nhất của UX chính là tạo ra trải nghiệm dễ dàng, hiệu quả, gần gũi và dễ chịu nhất cho người dùng. Cụ thể hơn về UX như sau:

  • Thiết kế UX là quá trình phát triển và cải thiện chất lượng của sự tương tác giữa người dùng và mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
  • User experience theo lý thuyết là một dạng nghiên cứu khoa liên quan tới nhận thức con người (Cognitive Sience). Tuy nhiên, nó được định nghĩa và thực hành bởi các ngành liên quan tới kỹ thuật số (digital).
  • Thiết kế UX không hề liên quan tới yếu tố thị giác (visual) mà nó tập trung vào cảm nhận, cảm xúc của quá trình trải nghiệm.

UI (User Interface) là gì?

thiết kế UX/UI 2

Ngược lại với UX, User interface (UI) là một thuật ngữ thuần Digital. UI chính là sự tương tác giữa người dùng và bất kì thiết bị hoặc sản phẩm kỹ thuật số, ví dụ như màn hình của điện thoại thông minh, hoặc touchpad trên các màn hình cảm ứng.

Vì liên quan tới website hoặc phần mềm, thiết kế UI được xét qua các yếu tố thị giác, cảm nhận và tương tác với sản phẩm. Chính vì vậy một UI designer sẽ cần có kiến thức về thiết kế đồ họa như icons, nút bấm, font chữ (typography), màu sắc,….

Với sự phát triển tột bậc của công nghệ và mạng xã hội như hiện nay thì vai trò của UI designer sẽ ngày càng quan trọng bởi khách hàng sẽ chủ yếu mua bán sản phẩm, trải nghiệm trên thiết bị kỹ thuật số. Không chỉ giao diện màn hình máy tính mà còn là màn hình điện thoại, thực tế ảo (VR),….

Sự khác biệt giữa UI và UX 

thiết kế UX/UI 3

Khái niệm của hai thuật ngữ UI và UX khi tách riêng ra có thể khá khó hiểu và khiến bạn bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu xét trên sự khác biệt thì chắc chắn nó đơn giản hơn bạn nghĩ. Chúng ta hãy cùng chia bảng để dễ hình dung hơn về sự khác nhau:

UX (User Experience) UI (User Interface)
UX tập trung vài trải nghiệm của người dùng, giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải khi trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp. UI tập trung vào thiết kế giao diện người dùng, nói cách khác chính là tạo ra yếu tố thị giác, hiện thực hóa UX qua mặt hình ảnh.
UX bao gồm brand touchpoints và nghiên cứu cách tương tác với khách hàng mục tiêu. UI chỉ tập trung vào những gì xảy ra trên màn hình máy tính, điện thoại hoặc tablet.
UX designers sẽ vạch ra hành trình trải nghiệm của khách hàng. UI designers sẽ là người thiết kế hành trình đó, biến hành trình đó thành thực tế qua các yếu tố đồ họa và yếu tố thị giác.
UX có thể áp dụng cho nhiều kiểu sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm. UI chỉ tập trung duy nhất cho các sản phẩm/dịch vụ digital.

UX và UI liên kết với nhau như thế nào?

thiết kế UX/UI 4

Sau khi tìm hiểu về khái niệm cũng như sự khác biệt giữa hai thuật ngữ, liệu bạn có đang thắc mắc xem đâu là thuật ngữ quan trọng hơn trong thiết kế? UX hay là UI? Câu trả lời là cả hai đều có vai trò quan trọng và luôn luôn đi song song với nhau. 

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn vừa mua một con xe Lambroghini có ngoại hình rất đẹp (giao diện sản phẩm - UI) nhưng khi ngồi lên xe thì rất ồn và xóc (trải nghiệm người dùng - UX) thì sẽ rất tệ phải không nào? Ngược lại, nếu bạn mua một con xe lái rất êm và phóng rất nhanh (trải nghiệm người dùng - UX) nhưng ngoại hình lại xấu xí, ọp ẹp (giao diện sản phẩm - UI) thì nó cũng chẳng tốt hơn là mấy.

thiết kế UX/UI 5

Một ví dụ nổi bật là về trang web Craiglist - một trong những trang web được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giao diện của Craiglist không hề có ảnh, logo hay banner. Nó chỉ có các đường link hiện rõ ngay trên màn hình và người dùng có thể ấn vào. Thiết kế giao diện của Craiglist không hề thay đổi kể từ năm 1995 nhưng nó không hề ảnh hưởng tới lượt truy cập cực khủng hằng năm. Craiglist chính là kết quả của sự giỏi UX nhưng kém UI. 

thiết kế UX/UI 6

Tóm lại, khi nói về thiết kế sản phẩm (website, phần mềm,…), UI và UX là hai yếu tố hoàn thiện lẫn nhau. Và trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số như hiện nay, với sự cạnh tranh trên nền tảng digital ngày càng mạnh mẽ thì sự hoàn hảo là điều bắt buộc khi nhắc tới UI và UX. 

Tổng kết

Trên đây là khái niệm về UX/UI cũng như sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Nếu bạn đang thắc mắc xem đâu là thứ quan trọng hơn cần phải học, hoặc liệu có nên theo chuyên ngành UI hay theo chuyên ngành UX? Câu trả lời là bạn phải biết cả hai. Như đã nói ở trên, UX và UI luôn đi song song với nhau, vì vậy nếu bạn đang thực sự muốn trở thành một UX/UI designer chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần học cả hai khái niệm trên. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị các kĩ năng thiết kế đồ họa cơ bản như font chữ, màu sắc, bố cục,…

(Nguồn ảnh: Internet)

gitiho.com

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Talents

Đã đóng góp: 25 bài viết

Bài viết liên quan

20 cuốn sách định hình tư duy của Steve Jobs: Người khai sáng Apple

20 cuốn sách định hình tư duy của Steve Jobs: Người khai sáng Apple

​Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, không chỉ nổi tiếng với những đổi mới kỹ thuật mà còn là một tâm hồn say mê văn hóa đọc. Ngược lại với quan điểm phổ biến của mình rằng thời đại số đã làm giảm tình yêu với sách, Jobs lại là một người đọc sách nhiệt huyết. Hãy cùng DNSE khám phá một khía cạnh hiếm hoi được biết đến về Steve Jobs qua lăng kính của những cuốn sách đã hình thành nên tư duy và tầm nhìn của ông.

Top 10 Cuốn sách tài chính đáng đọc nhất

Top 10 Cuốn sách tài chính đáng đọc nhất

Bạn mong muốn trở thành một chuyên gia trong ngành tài chính? Bạn mong muốn hiểu thêm về một ngành phức tạp như tài chính? Bạn hãy thử tìm đọc những cuốn sách này. Đây là danh sách do tờ báo điện tử về doanh nghiệp, người nổi tiếng và công nghệ thông tin uy tín của Mỹ "Business Insider" công bố. Đây được xem là những cuốn sách được đánh giá là "kinh thánh" của giới tài chính.

Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng

Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng

Xin việc làm ngân hàng có khó không? Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng như thế nào? Các vị trí công việc khi xin việc làm ngân hàng? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Để giải đáp những băn khoăn này cũng như trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết khi tìm việc làm tài chính ngân hàng thì bạn không nên bỏ qua cẩm nang xin việc làm ngân hàng dưới đây.

entradex-dien-thoai
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜITiết kiệm phí giao dịch
150K/100 triệu