03:04, 10/04/2024

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên cao cấp (Senior) chuẩn nhất

Nhân viên cao cấp là những nhân sự nắm giữ vị trí quản lý từ cấp trung đến cấp cao. Vì vậy, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên cao cấp chuẩn nhất phải đảm bảo khai thác được cả năng lực chuyên môn và năng lực quản lý với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đúng mực. Bài viết hôm nay là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên cao cấp chuẩn nhất và những gợi ý trả lời hiệu quả nhất mà Ms. Uptalent muốn gửi đến các ứng viên.
share facebook

1. Nhóm câu hỏi phỏng vấn tự nhận xét cá nhân 

Ứng viên tự nhận xét về bản thân cũng là một phần nội dung quan trọng, giúp đánh giá tinh thần khách quan và khả năng diễn đạt trong giao tiếp của ứng viên.

1.1.  Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân

Câu hỏi kinh điển nhưng vẫn giữ vững giá trị khai thác thông tin mà nhà tuyển dụng mong muốn. Với vị thế của một ứng viên vị trí cao cấp, bạn hãy chú trọng đến việc giới thiệu về kinh nghiệm làm việc và thành tích gặt hái cho doanh nghiệp trước đó. Thứ tự trình bày như sau:

  • Giới thiệu họ tên, nơi sinh sống, vị trí ứng tuyển

  • Trường đào tạo đã tốt nghiệp hoặc đang theo học (dành cho những bạn bổ sung thêm văn bằng)

  • Kinh nghiệm làm việc thực tế tại các công việc trước đó. Lưu ý, không trình bày dài dòng vì CV đã có thể hiện rồi, bạn cần tập trung những nội dung có sự tương đồng cao với những yêu cầu công việc mà vị trí chuyên môn ứng tuyển đang tìm kiếm.

1.2. Ưu điểm lớn nhất của bạn trong công việc là gì?

Dựa trên 2 – 3 kỹ năng hàng đầu mà bản tin đăng tuyển chú trọng, bạn hãy chọn đó làm điểm mạnh của bản thân và sử dụng những minh chứng cụ thể trong công việc để chứng minh đó thật sự là điểm mạnh của bạn. Gợi ý:

  • Kỹ năng giao tiếp giỏi – Bạn đã ký kết thành công bao nhiêu hợp đồng cho công ty cũ, nếu có đối tác nào cùng lĩnh vực với nhà tuyển dụng mà bạn đang ứng tuyển thì đừng quên kể ra nhé.

  • Khả năng chịu áp lực cao trong công việc – Bạn đã từng làm việc liên tục trong tối đa bao lâu, phải gánh vác cùng lúc tối đa bao nhiêu dự án mà vẫn hoàn thành xuất sắc.

1.3. Thành công lớn nhất trong sự nghiệp của bạn là gì?

Người đã tìm được thành công lớn nhất sẽ không còn nỗ lực để tìm kiếm thành công khác nữa. Vì vậy, đừng băn khoăn sàng lọc thành công của bạn làm gì, thay vào đó hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn nỗ lực để thành công nối tiếp thành công. Gợi ý:

“Với tôi, mỗi thành quả gặt hái trong công việc đều rất đáng quý. Quá trình làm việc trước đây, tôi có những thành công đã được đánh giá cao như …. (kể ra 2 – 3 thành tích cao nhất), nhưng với tôi, thành công lớn nhất vẫn còn ở phía trước, và bản thân phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện từng ngày.”

2020 05 22      94094d65525922512eaab2e571076a01

2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn khai thác năng lực làm việc 

Nhân viên cao cấp đều là những người có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Doanh nghiệp tuyển dụng họ không chỉ để vận hành hoạt động chuyên môn, mà còn mong muốn họ đưa những kinh nghiệm mình có được quá trình cải tiến hoạt động của tổ chức.

2.1. Hãy mô tả với chúng tôi một ngày làm việc của bạn ở vị trí công việc trước đây

Nếu vị trí công việc trước có sự tương đồng cao với vị trí tuyển dụng thì thật tốt, nhưng nếu không quá tương đồng thì bạn cần lèo lái nội dung, bằng cách tập trung vào những phần việc mang giá trị hỗ trợ cao cho vị trí ứng tuyển. Gợi ý:

Ví dụ, bạn ứng tuyển trưởng phòng quan hệ khách hàng nhưng trước đây, bạn chỉ thiên về hành chính nhân sự. Vậy thì hãy đề cập đến nội dung

  • Tiếp nhận những khiếu nại, phản ánh từ hệ thống nhân sự trong công ty

  • Trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn phát sinh giữa con người và con người

  • Tạo dựng mối quan hệ, duy trì liên lạc với các phòng ban nội bộ và cơ quan chính quyền chuyên trách….

2.2. Quyết định khó khăn nhất mà bạn từng thực hiện là gì?

Kỹ năng ra quyết định rất quan trọng với nhân viên cao cấp, giữa lý và tình, giữa nhiều phương án tốt, bạn phải đưa ra quyết định tốt nhất. Khi đối mặt câu hỏi này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy nội dung mà bạn lựa chọn thật sự có tính thách thức, càng gần chuyên môn ứng tuyển càng tốt.

Ngoài việc đề cập vấn đề cần quyết định, còn phải thể hiện rõ:

  • Những khó khăn mà bạn phải cân nhắc

  • Nguyên tắc sàng lọc và lựa chọn giải pháp

  • Kết quả đạt được từ quyết định mà bạn đưa ra.

2.3. Câu hỏi tình huống từ chuyên môn thực tế

Người phỏng vấn sẽ đặt ra một số câu hỏi thực tế liên quan đến chuyên môn ứng tuyển, thường sẽ là những tình huống khó khăn mà nhà tuyển dụng đã đối mặt. Việc của ứng viên là nêu ra giải pháp mà bạn cho là phù hợp nhất.

Nội dung sẽ rất phong phú, bạn chỉ cần nắm các quy tắc sau:

  • Đây là câu hỏi mở, không có đáp án đúng, chỉ có đáp án phù hợp hay không mà thôi.

  • Tư duy suy nghĩ của bạn mới là yếu tố quyết định vì vậy, hãy phân tích vấn đề cốt lõi của tình huống và trình bày cách đi đến giải pháp của bạn.

  • Nếu có thể, hãy đưa ra 2 giải pháp cho vấn đề, phân tích ưu nhược điểm từng cái. Việc lựa chọn cái nào sẽ dựa vào thực tế của doanh nghiệp. Như vậy, người phỏng vấn sẽ thấy được khả năng suy nghĩ tổng thể của bạn.

Tip Phong Van

3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn khai thác phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp 

Những vị trí quản lý đầu tàu đều dành cho nhân viên cao cấp. Nếu muốn xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết vì mục tiêu chung thì chính những nhân viên cao cấp này phải lan tỏa được tinh thần từ chính thực tế làm việc và quản lý công việc cũng như con người của họ.

3.1. Sai lầm lớn nhất của bạn là gì?

Là người quản lý mà chỉ biết đổ lỗi cho cấp dưới thì không thể giúp doanh nghiệp phát triển được. Nhận sai và linh hoạt sửa sai, giảm thiểu thiệt hại mới là tố chất cần thiết của một nhân sự cao cấp chuẩn mực. Gợi ý:

  • Tốt nhất nên chọn sai lầm nhỏ nhất trong những sai lầm mà bạn từng vấp phải.

  • Lý do sai lầm là khi bạn mới bước vào nghề, hoặc mới chuyển nơi làm chưa quen hệ thống mới.

  • Sai lầm đó đã được khắc phục nhờ vào ý thức trách nhiệm và nỗ lực học hỏi của bạn.

3.2. Đối mặt với xung đột trong công việc, bạn xử lý thế nào?

Người giải quyết tốt xung đột của bản thân thì sẽ luôn có cách giải quyết xung đột trong đội nhóm. Lưu ý, đừng “khoe” bản thân thường xuyên giải quyết xung đột vì như vậy, khác nào nói bạn rất khó hòa nhập với tập thể. Gợi ý:

  • Phối hợp tốt với đồng nghiệp nên không phát sinh nhiều xung đột.

  • Xung đột lớn nhất có lẽ là lần …. (hãy chọn một xung đột nhỏ thôi, chẳng hạn như tranh luận trong một cuộc họp)

  • Cách giải quyết dựa trên trao đổi và phân tích thiệt hơn từ ý kiến của mình và ý kiến của đối phương. Sau đó, phối hợp cái hay của đôi bên, không làm mất lòng ai cả.

3.3. Theo bạn, với chuyên môn ở vị trí này, văn hóa làm việc như thế nào là hợp lý?

Câu trả lời cần bám sát sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Vì đó là cốt lõi của giá trị phát triển thương hiệu, bạn đi ngược lại, có thể không sai nhưng nó sẽ chệch định hướng, làm giảm hiệu quả phối hợp trong tập thể doanh nghiệp. Gợi ý:

  • Nêu tính chất nhiệm vụ mà vị trí chuyên môn sẽ đảm nhận

  • Lấy giá trị văn hóa mà doanh nghiệp đang theo đuổi làm văn hóa mà bạn thấy hợp lý.

  • Giải thích tính hợp lý với một vài minh chứng từ xã hội hoặc xu hướng xã hội.

531a0e3df91a91c70d8d9fa63445f77b

4. Nhóm câu hỏi phỏng vấn kỳ vọng tương lai 

4.1. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Hãy thể hiện sự nhiệt huyết với chuyên môn ứng tuyển và mong muốn gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp. Gợi ý:

  • Mục tiêu ngắn hạn đề cập đến quyết tâm tiếp cận môi trường làm việc nhanh, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đạt yêu cầu

  • Mục tiêu dài hạn đề cập đến mong muốn cải tiến hiệu suất, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho tổ chức.

4.2. Mức thu nhập bạn mong muốn như thế nào?

Nếu trong bản tin đăng tuyển không đề cập đến thu nhập trả cho ứng viên trúng tuyển thì bạn nên đề nghị nhà tuyển dụng đưa ra mức lương trước. Gợi ý:

  • Lý do bạn không đưa ra đề nghị lương, ví dụ: người phỏng vấn hiểu rõ tính chất công việc và hệ thống lương của doanh nghiệp, hoặc chuyên môn mới, cấp bậc mới nên bạn không nắm rõ mặt bằng lương

  • Sau khi được đề nghị, hãy hỏi thêm về các phúc lợi đi kèm

  • Cân nhắc và trả lời mức lương bạn mong muốn, hoặc xin phép về cân nhắc và sẽ trả lời qua email.

4.3. Bạn có yêu cầu gì đặc biệt với vị trí ứng tuyển này không?

Gần giống như câu “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi chúng tôi không?”. Bạn nên soạn một số câu hỏi về:

  • Thời gian bắt đầu công việc

  • Các phương tiện hỗ trợ công việc

  • Phạm vi quyền hạn trong điều phối nhân viên cấp dưới…

để đặt ra cho nhà tuyển dụng. Như vậy sẽ tạo ấn tượng về mức độ quan tâm và sẵn sàng tiếp quản công việc của bạn.

5. Những câu hỏi phổ biến khác 

  • Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

  • Tại sao bạn ứng tuyển tại công ty chúng tôi?

  • Theo bạn, khó khăn lớn nhất khi đảm nhận vị trí cao cấp ở chuyên môn này là gì?

  • Bạn giao việc cho nhân viên dựa trên yếu tố nào?

  • Bạn làm cách nào để nhân viên lâu năm tuân thủ yêu cầu công việc? …

Nói về vai trò, nhân viên cao cấp là những người dẫn lối cho hoạt động của cả doanh nghiệp. Nói về hình ảnh, họ là tấm gương để nhân viên dưới quyền học hỏi, noi theo. Vì vậy, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên cao cấp chuẩn nhất được Ms. Uptalent chắt lọc luôn đảm bảo khai thác trọn vẹn mọi năng lực, tố chất mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm. Hoàn thành câu trả lời dựa trên gợi ý trong bài viết, cơ hội ứng tuyển thành công của bạn sẽ càng được nâng cao.

(Nguồn ảnh: Internet)

hrchannels.com

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Talents

Đã đóng góp: 74 bài viết

Bài viết liên quan

Top 6 công cụ quản lý công việc hữu ích nhất hiện nay

Top 6 công cụ quản lý công việc hữu ích nhất hiện nay

Công việc ngày càng nhiều, nhưng thời gian thì vẫn chỉ có 24 giờ. Để làm việc thông minh hơn, bạn cần những công cụ hỗ trợ lên kế hoạch, theo dõi tiến độ và phối hợp nhóm hiệu quả. Dưới đây là 6 công cụ quản lý công việc nổi bật, phù hợp cho cả cá nhân lẫn đội nhóm – bạn đã dùng công cụ nào chưa?

Các công cụ AI hữu ích dành cho khối công nghệ

Các công cụ AI hữu ích dành cho khối công nghệ

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành động lực trung tâm cho chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, việc ứng dụng các công cụ AI vào quy trình phát triển sản phẩm và vận hành kỹ thuật ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, việc lựa chọn và khai thác hiệu quả các nền tảng AI phù hợp không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc, mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí và nâng tầm năng lực đội ngũ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết một số công cụ AI tiêu biểu, đang được cộng đồng kỹ sư, nhà phát triển và quản lý công nghệ đánh giá cao về tính ứng dụng và hiệu quả thực tiễn.

Những điều cần trang bị trước ngày onboard

Những điều cần trang bị trước ngày onboard

Ngày đầu tiên làm việc tại một môi trường mới luôn là một dấu mốc đáng nhớ trong hành trình sự nghiệp của mỗi cá nhân. Đây không chỉ là thời điểm bạn chính thức trở thành một phần của tổ chức, mà còn là cơ hội để khẳng định thái độ chuyên nghiệp, tinh thần cầu thị và sự chủ động hội nhập. Việc chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm thế, hồ sơ cá nhân, kiến thức liên quan đến tổ chức, cũng như một số kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ góp phần tạo nên một khởi đầu thuận lợi và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần chuẩn bị trước khi tham gia ngày onboard tại doanh nghiệp.

entradex-dien-thoai
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜITiết kiệm phí giao dịch
150K/100 triệu